Ngữ Pháp Tiếng Nhật Bài 20

TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TRÍ NHÂN
Ngữ Pháp Tiếng Nhật Bài 20

1. Kiểu lịch sự và kiểu thông thường

Kiểu lịch sự :

  • Là cách nói lịch sự có thể dùng trong mọi văn cảnh và nói với bất kì ai, chính vì vậy mà đây Là kiểu được dùng phổ biến trong hội thoại hằng ngày với người không có quan hệ thân.
  • Được dùng để nói với người mới gặp lần đầu hay người kém tuổi hơn và không thân
  • Thể vị ngữ có các từ [ます] [です] đi kèm dùng trong câu kiểu lịch sự gọi là thể lịch sự

Kiểu thông thường :

  • Đối vối bạn bè thân, đồng nghiệp hay người trong gia đình thì chúng ta sẽ dùng kiểu thông thường
  • Để sử dụng thành thạp thể thông thường cần chú ý đến đến tuổi và mối quan hệ của người đang giao tiếp vì nếu dùng không đúng sẽ dẫn đến sự mất lịch sự cho người mình giao tiếp, vì nếu không chắc chắn thì hãy sử dụng biện pháp an toàn là thể lịch sự

2. Cách chia thể lịch sự và thể thông thường

Động từ

  • Thể lịch sự :
 

Hiện tại, tương lai

Quá khứ

Khẳng định

かきます

かきました

Phủ định

かきません

かきませんでした

  • Thể thông thường :
 

Hiện tại, tương lai

Quá khứ

Khẳng định

かく

かいた

Phủ định

かかない

かかなかった

Tính từ đuôi [い]

  • Thể lịch sự :
 

Hiện tại, tương lai

Quá khứ

Khẳng định

たかいです

たかかったです

Phủ định

です

たかくなかったです

  • Thể thông thường :
 

Hiện tại, tương lai

Quá khứ

Khẳng định

たかい

たかかった

Phủ định

たかくない

たかくなかった

Tính từ đuôi [な]

  • Thể lịch sự :
 

Hiện tại, tương lai

Quá khứ

Khẳng định

げんきです

げんきでした

Phủ định

げんきじゃ/ では ありません

げんきじゃ / では ありませんでした

  • Thể thông thường :
 

Hiện tại, tương lai

Quá khứ

Khẳng định

げんきだ

げんきだった

Phủ định

げんきじゃない

げんきじゃなかった

Danh từ

  • Thể lịch sự
 

Hiện tại, tương lai

Quá khứ

Khẳng định

あめです

あめでした

Phủ định

あめじゃ / では ありません

あめじゃ / では ありませんでした

  • Thể thông thường :
 

Hiện tại, tương lai

Quá khứ

Khẳng định

あめだ

あめだった

Phủ định

あめじゃない

あめじゃなかった

3. Hội thoại dùng kiểu thông thường

  • Trong câu nghi vấn kiểu thông thường thì trợ từ [か] ở cuối câu thường được lược bỏ, và từ ở cuối câu được phát âm với giọng cao hơn
    Ví dụ :
    こーひーをのむ?
    Uồng cà phê không?
    うん、のむ。
    Uống
  • Trong câu nghi vấn danh từ và tính từ đuôi [な] thì từ [だ] thể thông thường của [です] bị lược bỏTrong câu khẳng định thì [だ] cũng bị lược bỏ nếu không nó sẽ mang sắc thái quả quyết quá. Cũng có khi trợ từ được thêm vào cuối câu để làm sắc thái câu mềm mỏng hơn. Nữ giới thường không sử dụng [だ]
    Ví dụ :
    こんばん ひま?
    Tối nay cậu rảnh chứ ?
    うん、ひま/ ひまだ / ひまだよ。
    Ừa, tớ rãnh (Dùng cho nam)
    うん、ひま / ひまだよ。
    Ừa tớ rãnh (dùng cho nữ)
    ううん、ひまじゃない。
    Không, tớ không rãnh ( dùng cho cả nam và nữ)
  • Trong câu văn thông thường trợ từ nhiều khi cũng được lược bỏ nếu ý nghĩa đã được hiểu rõ trong văn cảnh
    Ví dụ :
    ごはん「を」たべる?
    Ăn cơm không ?
    あしたきょうと「へ」いかない?
    Ngày mai đi Kyoto không ?
    このりんご「は」おいしいね。
    Trái táo này ngon nhỉ!
    そこにはさみ「が」ある?
    Ở đó có cây kéo không ?
    *Các trợ từ [で],[に],[から],[まで],[と] không được lược bỏ vì sẽ làm câu không rõ nghĩa

4. けど

  • [けど] có nghĩa giống như [が] nhưng được dùng trong hội thoại thông thường
    Ví dụ :
    そのカレーライス「は」おいしい?
    Món cà ri đó ngon chứ ?
    うん、ちょっとからいけど、おいしい。
    Ừa, hơi cay nhưng ngon.
    すもうのちけっとがあるけど、いっしょにいかない?
    Tôi có vé xem Sumo, đi cùng tôi không ?
    いいね!
    Được đấy!

Xem thêm bài viết: Ngữ pháp bài 19

Ngày 29 tháng 9 năm 2024, Admin H

Tin liên quan